Vinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo Slider

Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối mà nó là biểu hiện của sức mạnh nội tâm.            Thở vào tâm tĩnh lặng, thở ra miệng mỉm cười.

Sự khôn ngoan đến từ việc lắng nghe, và sự hối hận đến từ những lời nói

11/11/2022 20:16
Có câu: "Sự khôn ngoan đến từ việc lắng nghe, và sự hối hận đến từ những lời nói; người không có tài hùng biện và không biết giữ im lặng sẽ gặp bất hạnh."

Lời nói ra rất dễ dàng, chỉ cần vài lần uốn lưỡi, khép mở môi là có thể nói được. Nhưng lời nói ra cũng có tốt, có xấu. Có những điều không nói không được, càng có những điều nói ra ắt gây tai họa cho bản thân.

Vì thế, dù bạn đang ở giai đoạn nào của cuộc đời thì cũng phải học cách quản lý tốt cái miệng của mình, tức là quản lý được từng câu, từng chữ nói ra. Đây chính là những viên gạch lót nên con đường dưới chân. Những ai khéo miệng có thể làm ít công to, được lợi trăm bề. Còn người nói năng bộc tuệch, thô lỗ, không cân nhắc kỹ lưỡng thì sẽ trải qua nhiều gập ghềnh, gian khó hơn, có bao nhiêu phúc đức cũng mất dần.

Dương Tu là một trong những nhân tài dưới trướng Tào Tháo, nhưng lại có thói ăn nói thẳng thừng, tự cao tự đại. Người này hay tự cho là thông minh, thích đoán ý người khác, nhưng mắc phải một sai lầm quan trọng là: Không biết cái gì nên nói, cái gì không nên nói.

Lần đầu, Tào Tháo đi thăm vườn cảnh, sau đó viết lên cổng chữ "Hoạt", Dương Tu đã lập tức sai người sửa cổng cho nhỏ đi. Khi được hỏi, Dương Tu giải thích rằng, chữ "hoạt" mà Tào Tháo viết nằm trong chữ "môn" thì thành ra chữ "khoát", có thể hiểu ra là "rộng quá".

Lần hai, Tào Tháo ghi lại ba chữ "Nhất hợp tô" (Một hộp bơ) để trên bàn, Dương Tu vừa trông thấy thì nói với mọi người rằng, “Nhất hợp tô” là “Nhất nhân nhất khẩu tô” (Mỗi người một miếng bơ), nên ra lệnh chia mỗi người một miếng.

Lần thứ ba, trong một trận chinh phạt, Tào Tháo ra khẩu lệnh "gân gà" khiến người người khó hiểu. Nhưng Dương Tu vừa nghe lại lập tức bảo mọi người thu dọn hành trang, chuẩn bị rút quân vì "gân gà" có nghĩa là ăn thì không ngon, bỏ thì thấy phí.

Cả ba lần, sự việc đều đến tai Tào Tháo. Thời gian đầu, Tào Tháo còn nể phục tài năng của ông nên châm chước bỏ qua nhưng “quá tam ba bận”, không ai có thể nhường nhịn một người mãi được. Suy nghĩ của bậc quân vương lại để một thần tử đọc được và hiểu đến nhường ấy khiến ông vô cùng tức giận, sai người xử tử Dương Tu vì tội "tự cao tự đại, để lộ quân cơ".

Điển tích đã cũ nhưng bài học thì còn nguyên. Biết giữ mồm giữ miệng cũng chính là giữ lại đường lui cho bản thân.

 

St

Các tin tức khác