HẠNH PHÚC VÀ BUÔNG THƯ

Hạnh phúc có được trong lúc ngồi thiền là gì đặc biệt hơn so với niềm hạnh phúc cuộc sống đời thường. Ờ ngoài kia cơm, áo gạo, tiền…bây giờ đây ngồi xuống cùng buông thư, thả lỏng cơ thể, để nếm trọn được lạc pháp, hỷ lạc nhờ vào sự dừng lại.
Hãy từ từ cho ra ngoài hết những dồn nén, những căng thẳng trong thân thể và tâm hồn sẽ được an yên! Mỗi người nếu thực tập đúng, chúng ta sẽ có hạnh phúc ngay lập tức như uống nước biết nóng lạnh, ăn biết đỡ đói. Chư tổ dạy “Tu duy tư”, “Tư như thế nào?”
Khi ngồi mình sử dụng “hơi thở có ý thức” làm chất liệu để hỗ trợ cho việc dừng lại và buông thư. Dừng lại được đầu tiên bắt đầu phải làm chủ thân và tâm của chính mình. Nếu trong khi ngồi mà đấu tranh, phải gòng mình, xem nó như việc lao tác mệt nhọc thì đó chưa phải là ngồi Thiền đúng. Chú ý đến hơi thở có ý thức: hơi thở vào, hơi thở ra, hơi thở vào-ra-sâu-chậm-nhẹ và chú ý sự tác động của hơi thở và vùng bụng và ngực.
Hơi thở muốn sâu, phải lấy hơi từ bụng; còn hơi nhẹ ngắn phải lấy hơi ở vùng ngực. Thở như vậy là mình đang buông thư, “gạn đục khơi trong”. Thân sẽ trở thành một thực thế linh động, vì tâm được thấm vào trong từng tế bào, thân đong đầy tâm và tâm của mình sẽ ngày một chứa đựng đầy trong thân.
Một người có thể thực tập theo những hướng dẫn của Đức Thế Tôn để dừng lại và buông thư như: Tứ Niệm Xứ, Vipassara, Bốn lĩnh vực quán niệm về hơi thở: Thân, thọ, tâm, pháp. Trong chúng ta ai cũng có một chút bệnh, không bệnh nhiều thì bệnh ít. Cho nên việc theo dõi hơi thở, ngồi thiền, đi thiền hành có thể giúp điều trị, làm giảm bớt và chấm dứt những căn bệnh đó. Khi bạn theo dõi hơi thở và buông thư. Hơi thở vào có thể là ba hay bốn giây,hơi thở ra có thể là năm hay bảy giây. Ba hay bốn, năm hay bảy giây ấy đã là trị liệu rồi. Khi trong tâm có những buồn phiền, lo lắng, bực bội lấy hơi thở có chánh niệm sẽ ôm lấy tâm hành đó, làm cho tâm hành đó lắng dịu xuống.
Vì lâu nay:
“Cứ để khổ đau tràn lấp
Làm cho đen tối cuộc đời”
(Nhật tụng thiền môn)
Cảm thọ là một năng lượng, năng lượng ấy có thể làm cho ta dễ chịu hay khó chiụ. Khi một cảm xúc mạnh thì ta không có bình an, dù đó là cảm xúc vui hay buồn. Có nhiều người khi nghe tin mình trúng số độc đắc, vì vui mừng lăn ra ngất xỉu, biết thực tập hơi thở ý thức thường xuyên thì ta có khả năng nhận diện và ôm lấy cảm thọ khi gặp những chuyện bất ngờ xảy ra đó là ta đang quản lý cảm xúc, làm chủ tâm mình ngay đừng để hoàn cảnh, giặc ngoài xâm lấn, ngự trị tâm mình.
Những lúc bị cảm xúc mạnh dẫn dắt ta đi hay buông thư cho kỳ được những cảm xúc thọ vui-buồn, lúc ấy ta không bị cảm xúc mạnh lôi kéo hay chi phối. Mỗi lúc phân tán tư duy nhận thức từ tâm vọng tưởng dấy khởi, thôi thúc thường trực như vậy. “an tịnh tâm hành” nhẹ nhàng, thoải mái, tự tại trong cuộc sống này bao nhiêu thân tịnh tâm an miệng mĩm cười. An tịnh tức làm cho những cảm giác, cảm xúc ta lắng dịu, buông bỏ ưu phiền.
Hờn giận hay ưu phiền vẫn chưa chịu dịu lại và giảm bớt đi, chưa yếu dần được thì ta quán chiếu thêm một lần nữa về người kia, khách thể mà ta nghĩ chính họ đã làm cho ta đau khổ, buồn phiền, ta thấy rất rỏ chính người kia cũng đang đau khổ, mình phát khởi lòng thương người. Từ đó ta trở nên mát mẻ, không còn nóng bức nữa. Vì vậy cho nên cái nẻo về của ý vốn có thể được thay đổi, được chuyển hóa, được trị liệu, được nuôi dưỡng đổi mới nhờ thiền buông thư.
TKN. PHÁP DUNG
Các tin tức khác
- Có Phật trong con, con không tìm đâu nữa. (05/01/2017 19:41:48)
- Viết cho chúng ta (14/09/2016 08:10:49)
- Thực tại (19/07/2016 06:42:16)
- Chủ Và Khách (27/06/2016 20:51:27)
- Quỳnh........ hạnh phúc (27/06/2016 20:45:35)
- Ngày đầu có em (27/06/2016 20:39:30)
- Mùa an cư PL 2560 (25/06/2016 22:54:16)
- Gửi em (21/06/2016 22:39:20)
- NGHE ...!!! (14/06/2016 21:45:47)
- Hạnh phúc (11/06/2016 20:56:52)