Tu viện Khánh An: Nét đẹp Á Đông giữa lòng Sài Gòn

Tu viện Khánh An (chùa Khánh An) tọa lạc trên khu đất rộng hơn 6.000m2 tại quận 12, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một trong những di tích lịch sử nổi bật của thành phố. Tu viện Khánh An còn là nơi thường xuyên tổ chức các khóa tu, thiền và nhận được sự quan tâm của đông đảo chư tăng, phật tử.
Nhìn từ xa, Tu viện Khánh An nổi bật với tông màu đỏ bắt mắt và phong cách kiến trúc ấn tượng.
Nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng tu viện Khánh An xây dựng theo lối kiến trúc của Nhật Bản. Thật ra, tu viện được xây dựng hoàn toàn theo phong cách chùa chiền cổ xưa của người Việt.
Tu viện Khánh An mang phong cách của Phật giáo Bắc Tông, đậm nét kiến trúc Á đông.
Những gam màu hiện hữu cũng rất thân thuộc với người Việt, ví dụ như màu đỏ từ gạch - đất, màu xám từ khói, màu trắng từ vôi…Ngoài ra, tu viện Khánh An cũng không có những hình tượng rồng, phượng hoặc các họa tiết trang trí màu sắc sặc sỡ như nhiều ngôi chùa khác ở phương Nam bởi vì đây là nét văn hóa cung đình Việt.
Tu viện có hai toàn nhà chính, một bên là chánh điện, một bên là nhà tăng và khách đường.
Chánh điện - nơi tụng kinh lễ bái, tọa thiền của chư tăng, phật tử.
Xung quanh tu viện là cây cối mát mẻ, trong đó có nhiều loại cây như thông, phượng vỹ, hoa giấy... khoe sắc bên những cột đèn lục giác lạ mắt.
Ngoài ra, tu viện Khánh An còn là nơi thường xuyên tổ chức các khóa tu, thiền và nhận được sự quan tâm của đông đảo chư tăng, phật tử.
Một trong những khoá tu nổi bật nhất là "Sống thức tỉnh" và "Có mặt nhau". Mỗi khoá tu, thiền đều có hàng trăm hành giả, chư tăng, phật tử tham dự. Tu viện cũng là nơi tổ chức các buổi giao lưu, chia sẻ về kiến thức kinh nghiệm sống quý báu từ thầy Trụ trì Thích Trí Chơn và nhiều giảng sư khác.
Sau nhiều năm nay mới đến thăm tu viện, Hoà thượng Thích Chân Tính đã tán dương trú xứ Khánh An với vẻ đẹp thiền vị, vừa xứng đáng là một trung tâm thiền tập vừa thể hiện được giá trị văn hóa tâm linh cho thiện tín mười phương hướng về.
Hòa Thượng cũng tâm sự sau nhiều chục năm tu tập và hành đạo, đến lúc cũng phải quay về với chính mình, một mặt có thời gian để hàm dưỡng nội tâm; mặt khác cũng để lớp sau tiếp nối con đường phụng sự, nắm lấy giềng mối, phát triển đạo pháp.
Không những thế, nơi đây còn trở thành địa điểm check-in lý tưởng cho giới trẻ, bởi vẻ đẹp cuốn hút hiếm có - một "Phù Tang" thu nhỏ ở ngoại ô Sài Gòn.
Các tin tức khác
- Khám phá kiến trúc độc đáo của ngôi chùa nổi tiếng nhất Gia Lai (14/10/2022 12:34:23)
- 50 nhân vật nổi tiếng trên thế giới đến với đạo Phật (06/10/2022 11:53:38)
- 6 triết lý sống của người Tây Tạng (05/10/2022 11:48:47)
- Pho tượng Phật bằng đồng lớn nhất nước Lào (04/10/2022 12:25:01)
- Ngôi chùa thờ xá lợi răng Phật lớn nhất thế giới dở dang (30/09/2022 11:38:22)
- Ủy ban MTTQVN TP.HCM trao quyết định Phó Chủ tịch đến Hòa thượng Thích Lệ Trang (22/08/2022 19:47:43)
- Thượng tọa Thích Trí Chơn thuyết pháp, khóa trì tụng kinh Dược Sư, tiến linh tại Việt Nam Quốc Tự (19/08/2022 19:27:38)
- GHPGVN TP.HCM dựng bia tưởng niệm đồng bào tử vong trong đại dịch Covid-19 (18/08/2022 19:35:10)
- Trường hạ Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM tổ chức lễ tác pháp Tự tứ, Vu lan (07/08/2022 19:54:25)
- Chư Tăng GHPGVN TP.HCM bố-tát, thính giới tại Việt Nam Quốc Tự (12/07/2022 20:16:31)